TRANG CHỦ LÊ BÁ ĐẢNG VIẾT TIN TỨC LIÊN HỆ    
 
Lê Bá Đảng
Gia đình Lê Bá Đảng
Ý tưởng
Xưởng vẽ Lê Bá Đảng
Viết về Lê Bá Đảng
Cảm tranh đề thơ
Những cuốn sách (Books)
Video
Triển lãm
 
  
  
  
  
  
  
  
Số Người Truy Cập:761391
 
 
  VIỆT NAM LÀ THIÊN ĐƯỜNG MÀ TÔI HƯỚNG TỚI
   Mai Anh
 
      

Ông từng nói: - Là một nghệ sĩ, nơi nào tôi sống, nơi ấy là thiên đường. Việt Nam là một thiên đường mà tôi đã hướng tới. Tôi yêu thích khi được là một công dân VN. Tôi cũng yêu thích những giải thưởng và tặng thưởng, nhưng chúng không phải là tất cả cuộc sống của tôi. Quan trọng vẫn là tôi sống cuộc sống của tôi!

Người ta gọi ông là “họa sư” – một danh từ như đã vượt ra khỏi những suy nghĩ, chức danh giáo điều cũ kỹ. Blair Shiller viết về Lê Bá Đảng: " Công việc của Lê Bá Đảng như bao gồm tất cả những mối liên hệ của cá nhân ông cho tới vũ trụ. Hành trình của ông đã mở ra cho chúng ta đến gần nghệ thuật". Dennis Wepman thì thấy rằng: " Vượt ra khỏi biên giới của một nền văn hóa hay một quốc gia, Lê Bá Đảng đã vươn tới đẳng cấp thế giới".

Năm 1950, cuộc triển lãm đầu tiên của ông diễn ra tại Paris. Từ đó, cách một hoặc hai năm, những triển lãm cá nhân của ông lại diễn ra đều đặn tại những galerie danh tiếng của Cannes, Dusseldorf, Nantes (Pháp), Londong (Anh), New York, San Francisco, Los Angeles, San Diego,… (Mỹ), Frankfurt (Đức), Osaka, Tokyo, Kyoto (Nhật), v.v…

Đủ mọi chất liệu, vật liệu được họa sĩ Lê Bá Đảng sử dụng trong những sáng tạo của mình. Ông đã hoàn thành bộ sử ký bằng tranh về lịch sử Việt Nam. Trong đó, những ám ảnh về lịch sử của một con đường mòn mang tên Hồ Chí Minh đã gợi hứng cho ông hàng loạt bức tranh với chủ đề “ Đường mòn Hồ Chí Minh”. Năm 1978, ông thiết kế phục trang cho vở opera Mỵ Châu Trọng Thủy. Lại có vẻ hơi lạ lùng, như khoảng thời gian 1984 - 1989, ông tỉ mẩn vẽ thành những "Art to wear", gọi là thiết kế “nữ trang” theo kiểu Lê Bá Đảng được trưng bày tại nhiều gallery ở New York, San Francisco, Los Angeles, San Diego, Osaka...

Rồi “mặc áo cho cây”. Sự đời nghe có vẻ lạ thường, mà thật! Báo chí đưa lên hàng loạt bài viết về loạt sáng tạo này của ông. Tác giả Thụy Khuê nhận định: “ Mặc áo cho cây là một cách sáng tạo mới, trong đó người nghệ sĩ có thể biến thiên đến vô cùng mỗi khi họ đứng trước một thực thể bất kỳ nào đó của thiên nhiên. Người nghệ sĩ có thể tạo linh hồn cho cây cỏ, bằng chất liệu, tưởng tượng và văn hóa dân tộc. Từ nay, chất liệu của nghệ thuật tạo hình, không chỉ giới hạn trong bút và mầu, mà nó còn là tất cả những chất liệu vật chất và tinh thần mà người nghệ sĩ sở hữu; nó là nguồn "máu thắm, chỉ hồng" nuôi sống con người và tạo nên những nền văn hóa khác nhau. Chính cái chất liệu tinh thần này, Lê Bá Đảng muốn đem vào, muốn biểu dương trong phong cách nghệ thuật mới: Mặc áo cho cây”.

Không chỉ là một họa sĩ, ông còn là một người viết hay và viết nhiều. Theo cách nói của ông, đó là những “ chân dung tự họa” của ông, ông “ viết để làm giàu có ngôn ngữ Việt Nam của chính mình”.

Trước đó, giới nghệ thuật phương Tây gọi những họa phẩm của họa sĩ Lê Bá Đảng là “không gian Lê Bá Đảng". Tựa như trong “con mắt” và “trái tim” của Lê Bá Đảng, mọi sự vật đều bị lột ra tới tận chân tơ kẽ tóc, nhìn dưới mọi chiều kích không gian và thời gian để thể hiện nên những điều tưởng chừng là bí ẩn ấy. Ông bảo: “ Tôi không muốn chỉ dùng chất liệu người ta thường dùng, tôi dùng tất cả những gì mà tạo hóa cho con người để sáng tạo mỹ thuật. Tôi không làm tranh, không làm tượng mà chỉ làm cái đẹp”.

Ông Đặng Tiến thì thấy: “ tranh ông cho dù đơn giản vẫn nhiều chất trí tuệ. Một nghệ thuật phi trường phái. Lê Bá Đảng không giống ai, mà cũng không ai giống được ông. Thậm chí, mình cũng nỏ giống mình. Vui chỗ ấy.

Nét mặt người nhắm mắt không phải ngủ, mà để trầm tư, nhìn vào nội giới.

Mắt mở là nhìn đời, mắt nhắm để ngộ đời đang nhìn mình ”. Cái gọi là “thế giới nội tâm” trong tranh ông nó tạo cảm giác thanh tịnh cho người xem.

Và năm 1992, c uộc triển lãm đầu tiên của ông tại Việt Nam lại được tổ chức ngay chính trên vùng đất quê của ông: làng Bích La Đông. Cái màu quê, mùi quê Quảng Trị nắng gió cứ vướng vất đâu đó trong những tác phẩm của ông. Những tác phẩm ấy, trong cuộc triển lãm đầu tiên tại quê nhà đó là nỗi nhớ quê hương, là lòng ngưỡng vọng truyền thống vẫn thấm đầy trong những sáng tạo của ông. Để trong lần triển lãm ẩy, nhiều người dân quê đã phải thốt lên: " Anh đi xa lâu thế mà cũng chẳng quên màu bùn quê ta. Anh lại mang bùn về với chúng tôi!".

Mai Anh
(Bài đăng trên VietNamnet
Năm 2005 )




 BÀI CÙNG MỘT TÁC GIẢ
Liên hệ trực tuyến
 
  Tìm kiếm:
Thuộc nhóm:




















@ Copyright by Le Ba Dang - Lê Hồng Phương 2005
Email: lebadang1@aol.com
lhphuongqt@gmail.com