TRANG CHỦ LÊ BÁ ĐẢNG VIẾT TIN TỨC LIÊN HỆ    
 
Lê Bá Đảng
Gia đình Lê Bá Đảng
Ý tưởng
Xưởng vẽ Lê Bá Đảng
Viết về Lê Bá Đảng
Cảm tranh đề thơ
Những cuốn sách (Books)
Video
Triển lãm
 
  
  
  
  
  
  
  
Số Người Truy Cập:761322
 
 
  TÔI ĐƯỢC HỌC MỸ THUẬT THEO MÔN PHÁI LÊ BÁ ĐẢNG
   Lê Bá Nam
 
      

Trong cuộc triển lãm nhiều tác phẩm mỹ thuật của Nghệ sĩ Lê Bá Đảng tại làng Bích La Đông, tôi được gia đình chọn giúp việc bác. Những ngày làm việc rất gấp rút, trước ngày khai mạc công việc kéo dài 48 giờ liền, không hề nghỉ và cũng không ngủ. Nhưng dù việc gấp mấy bác cũng dành thời gian thích đáng để hướng dẫn cho tôi học mỹ thuật theo cách riêng của bác – chúng tôi gọi là môn phái Lê Bá Đảng. Ngay cả việc đóng khung tranh, bác cũng bày cách phải đóng khác những khung đã có sẵn, sơn khung cũng phải tìm chất liệu để sơn không được láng, phải xô xẩm, không dược tạo cảm giác trơn tru đều đều. Tranh treo trên vách là chuyện thường tình, bác yêu cầu tác phẩm mỹ thuật phải treo vào trong cây cối, phải hòa nhập với thiên nhiên, ánh nắng… phải hòa quyện vào tranh và tác phẩm mỹ thuật phải như một điểm hội tụ của tất cả tinh túy xung quanh. Tác phẩm mỹ thuật nào kết hợp được hài hòa với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống con người mới đứng được, mới tồn tại được. Đó là thước đo giá trị hiện thực, giá trị nghệ thuật của tác phẩm trong môn phái Lê Bá Đảng.

Bác đem từng tác phẩm ra để ở gốc chuối, gốc tre, gốc mai trong khuôn viên nhà thờ họ, bác hướng dẫn cho tôi đối chiếu giữa màu sắc thiên nhiên và màu sắc trong tranh. Bác rất sung sướng khi mấy cô thôn nữ thốt lên: bức này vẽ màu bùn!. Bác nói cái giá trị của người nghệ sĩ là khi người xem phát hiện ra ý đồ nghệ thuật của mìn. Bác cũng rất hãnh diện về trí nhớ, xa quê hương hơn 50 năm mà không quên màu gì của quê nhà cả. Tác phẩm mỹ thuật của bác rất giống với màu hoa lá, cây cỏ đất đá quê hương. Màu bùn xưa nay cho là xấu là nhơ, vậy mà bốn bức liên hoàn màu bùn được bà con xem kỹ nhất. Ở châu Âu người ta sợ nhất màu đen, màu của tang tóc. Nhưng mấy bức không gian của bác lại bán chạy nhất. Gợi ý về những tác phẩm màu đen là dạo bác về thăm quê lần đầu tiên, bác đã xuống thăm địa đạo Vịnh Mốc, mới đầu địa đạo tối đen như mực rồi quen dần cũng nhìn thấy cuộc sống. Triết lý về màu sắc được hình thành: Trong đen tối không phải là không có ánh sáng! Màu trắng không phải là vô hình. Thế là những tác phẩm màu đen tuyền, màu trắng toát ra đời, không những khẳng định thêm được màu độc lập mà còn góp phần cải tạo thói quên sợ màu đen của người châu Âu và màu trắng tang chế của người châu Á.

Chiều 23/04 công việc vẫn bộn bề nhưng thấy bác vui tôi liền bạo dạn xin bác dạy cho cách vẽ tranh. Bác sửa lại: Cách làm tác phẩm mỹ thuật. Bác sợ chúng tôi gò bó tự đóng mình vào trong khung tranh. Bác lấy một tấm cót trải lên bàn rồi chỉ cho tôi tỉa những gốc mai cổ đại rêu mốc đã khô giữa sân nhà thờ họ Lê Bá. Bác đóng những gốc đó lên cót, khoảng 30 phút là đã thành tác phẩm mỹ thuật, chất liệu tại chỗ. Bác hỏi tôi có hiểu không? Tôi bàng hoàng và hoang mang, bác liền đưa cho tôi một cành khô dài khoảng gần bằng bề ngang tấm cót và bảo tôi làm tiếp đi.

Tôi biết mình quá đuối sức chơi vơi như một người bơi giữa biển khơi. Ngày xưa Khổng Tử cũng dạy như vậy, nếu chỉ cho học trò một góc bàn mà không chỉ ra ba góc kia thì không dạy nữa. Tôi sợ bác không dạy cho tôi nữa nên đem hết tâm lực ra suy nghĩ và xử lý một cành còn lại. Phải lắp vào chỗ nào trong tác phẩm đã hoàn chỉnh như thế này? Tất nhiên là chưa hoàn chỉnh vì bác bảo tôi phải làm tiếp. Tôi nhớ lại câu bác hỏi: Có hiểu không? Bây giừo trước tiên là tôi phải xem lại tôi đã hiểu tác phẩm chưa? Tôi xác định nếu xem tranh bác theo kiểu truyền thống thì nhất định không hiểu gì hết, bác đâu có vẽ theo kiểu cổ điển đó. Nếu xem tranh bác theo lối thực dụng phục vụ kịp thời nhiệm vụ trước mắt thì càng mù tịt, bởi vì bác được thế giới mệnh danh là họa sư bậc thầy cchs tân của hai thế giới Đông và Tây. Tôi xem kỹ, ở giữa trung tâm tác phẩm được miêu tả hình tượng như là ngôi làng Bích La. Nhưng làng Bích La sao lại không có sông. Xem đi xem lại thì có lẽ là một con chim, hay là bác ví mình như là con chim vừa tìm về cội? Khi tôi nghĩ bác là con chim tôi rất thương bác, bác lo làm đình, làm miếu cho thần linh, bác lo làm đường sá cho dân làng đi lại, làm trường cho trẻ con học, bác chưa làm nhà cho bác ở. Con chim về cội mà không có tổ ấm? Tự nhiên không biết vì đâu tôi cầm cành cây ướm xuống dưới chân chim, tôi sợ chim bay về không có chỗ đậu. Thế là tôi đóng cành cây vào đó một cách vô thức theo bản năng tình cảm. Đến đêm tôi nghĩ bác có hỏi vì sao đóng vào chỗ đó thì tôi sẽ thưa là nếu bác miêu tả con chim thì đó là cành cây cho chim đậu, nếu bác miêu tả đó là làng Bích La thì đó là con sông chảy qua. Nhưng sáng hôm sau bác xem sơ qua rồi bao đem ra dựng ngoài hồ đình, bác không hỏi gì cả. Và đó là sáng khai mạc triển lãm nên tôi biết bác không còn tâm trí nào để vào những chyện nhỏ nhặt ấy. Về sau này khi vào Sài Gón bác dạy tôi đẽo ngựa, đục hình mẫu không gian, mõi lần đem bác xem lại vừa hồi hộp lo lo vừa tập trung nghe bác chỉ dẫn dặn dò nên tôi không dám hỏi lại ý bác. Nhưng bởi vì đó là bài kiểm tra đầu tiên của bác nên ấn tượng mãi mãi trong tôi.

Lê Bá Nam
Tháng 04 năm 1992

 

 

 




 BÀI CÙNG MỘT TÁC GIẢ
Liên hệ trực tuyến
 
  Tìm kiếm:
Thuộc nhóm:




















@ Copyright by Le Ba Dang - Lê Hồng Phương 2005
Email: lebadang1@aol.com
lhphuongqt@gmail.com