TRANG CHỦ LÊ BÁ ĐẢNG VIẾT TIN TỨC LIÊN HỆ    
 
Lê Bá Đảng
Gia đình Lê Bá Đảng
Ý tưởng
Xưởng vẽ Lê Bá Đảng
Viết về Lê Bá Đảng
Cảm tranh đề thơ
Những cuốn sách (Books)
Video
Triển lãm
 
  
  
  
  
  
  
  
Số Người Truy Cập:729665
  TIN TỨC
“LEBADANG SPACE “ TẠI HUẾ (30/49/11)
  
Ngày 15/4 tại Paris, họa sĩ Lê Bá Đảng đã trao tặng 24 tác phẩm nghệ thuật của mình cho Huế nhân dịp có đoàn công tác của tỉnh Thừa Thiên Huế sang làm phim về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ trên đất Pháp. Các tác phẩm này được triển lãm tại Trung tâm Lê Bá Đảng -15 Lê Lợi, Huế từ 1/7/2011 cho đến 30/9/2011 với tên gọi ” Không gian Lê Bá Đảng” phiên âm lại thuật ngữ tiếng Anh ”LEBADANG SPACE” mà giới chuyên môn và báo chí quốc tế hay dùng.

“LEBADANG SPACE “ TẠI HUẾ

   Ngày 15/4 tại Paris, họa sĩ Lê Bá Đảng đã trao tặng 24 tác phẩm nghệ thuật của mình cho Huế nhân dịp có đoàn công tác của tỉnh Thừa Thiên Huế sang làm phim về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ trên đất Pháp. Các tác phẩm này được triển lãm tại Trung tâm Lê Bá Đảng -15 Lê Lợi, Huế từ 1/7/2011 cho đến 30/9/2011 với tên gọi ” Không gian Lê Bá Đảng” phiên âm lại thuật ngữ tiếng Anh ”LEBADANG SPACE” mà giới chuyên môn và báo chí quốc tế hay dùng.

   Khởi đầu từ một nghệ sĩ sáng tác tranh đồ họa với triễn lãm đầu tiên tại Paris năm 1950, từ đó đến nay, trong suốt sự nghiệp sáng tạo của mình, họa sĩ Lê Bá Đảng đã tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật mà qua mỗi thời kỳ, tùy vào đặc trưng, chất liệu hoặc là chủ đề của chúng để rồi đọc giả biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau như Lebadangraphy, Spacegraphy, Lebadang  space, Tấn tuồng nhân loại( La comédia humaine), tranh hai mặt(Dauble face), Hạt gạo Trường Sơn, Mắt, Thiền xanh.v.v.

TẦM NHÌN KHÔNG ẢNH TRONG KHÔNG GIAN LÊ BÁ ĐẢNG

Không gian Lê Bá Đảng, giữa những năm 80-90 và được công bố chính thức  tại Hoa kỳ, Đức và Nhật Bản 1990; không còn phụ thuộc vào viễn cạnh thực tế nữa, mà là viễn cạnh vạn lý,tầm nhìn không ảnh. Ở đây tác giả khai triển một lối tạo hình mới, tổng hợp nhiều loại hình nghệ thuật hội họa, điêu khắc, đồ họa. Họa sĩ không  chỉ vẽ mà là tạo hình tác phẩm với các thao tác cắt, dán, vẽ, khắc trên chất liệu giấy đặc biệt do chính ông tạo tạo ra, thường với hai màu nền đen hoặc trắng chủ đạo. Các sắc độ đậm nhạt được hình thành do sự tạo lớp cao thấp, dày mỏng của tờ giấy với thủ pháp xé hoặc cắt dán. Không gian tranh trở thành muôn vàn cung bậc. Trong không gian này, người xem dễ dàng liên tưởng đến những đỉnh cao, vực sâu, dòng sông, ao làng, đáy biển, khe nứt, cây rừng; từ sự ngút ngàn của địa cầu đến những phận người nhỏ nhoi đang chuyển dịch trong vũ trụ này với muôn hình vạn trạng gắn kết với nhau trong lẽ tương đối. Con người trong không gian Lê Bá Đảng không chiếm lĩnh, nổi trội, lấn át sự vật mà chỉ đóng vai trò điểm xuyết, dẫn dắt đường hướng thị giác trên toàn bộ mặt tranh từ khó đến dễ nhận biết hình dạng. Con người vận động, tỏa ra chiếm lĩnh không gian trên mọi đà hướng  và thường được ông tạo hình như một tín hiệu thị giác, xác quyết với bối cảnh xung quanh bằng đường bao dạng vuông, tròn, đa giác khi ở vị thế một mình hoặc cặp đôi, ba. Và ít hơn, ta bắt gặp các pha hình ảnh một nhóm người đang chuyển động theo một tuyến tính nhất định .Một thủ pháp đồ họa thường được họa sĩ quen dùng là tạo ra các bản khắc rồi in hoặc ấn như dấu triện để tạo ra các motif nhân vật, sự vật, hiện tượng.  Kết quả, chúng thành đường nét, mảng nổi hoặc chìm trên bề mặt thoáng, rộng rãi mà ông đã tạo hình sẵn. Kết thúc toàn bộ quá trình tạo hình là một dấu son vuông vắn đặt ngay phía trên chữ ký đầy đủ tên họ của ông, bên trong dấu son có ba nhân vật, hai lớn một nhỏ, tượng trưng cho gia đình, một vũ trụ thu nhỏ. Điều đặc biệt là chúng đóng vai trò như là điểm nhấn của tác phẩm, nếu toàn bộ không gian thiên về tông màu vô sắc đen hoặc trắng, thì vị trí này là nơi duy nhất có điểm màu hữu sắc.

   Bỏ cái nhìn xa gần trước sau, quen mắt, ông biến đổi mọi góc nhìn,  khuôn hình, trường nhìn. Ông vận dụng tài tình gữa cái rỗng và cái đầy, hiện diện và khiếm diện; không quá xa xôi khó nắm bắt, cũng không  quá chi tiết áp đặt.

MỖI NGƯỜI CÓ MỘT CÁCH CẢM NHẬN RIÊNG

Nghệ thuật của ông gợi mà không tả. Chính vì lẽ đó mà mỗi người khi chiêm ngắm Không gian Lê Bá Đảng sẽ có những cách đọc hiểu, cảm nhận khác nhau. Hoàng Phủ Ngọc Tường từng viết sau khi thực chứng xưởng họa của ông tại Cannes “Tôi vẫn”đọc” Lê Bá Đảng theo cách của tôi: một nhân loại hai nhi đang sinh thành trong bào thai của mẹ Đất, và sau đó bước ra khỏi ổ trứng để đi tìm đồng loại; những dấu chân xa hút trên mặt đất khô khốc kể lại cuộc hành trình tới những nền văn minh không có biên giới, hoặc có thể, biên giới rộng mãi tới các vị sao…” hay như Thụy Khê “Nghệ thuật của ông như muốn” thoát hài”, đập vỡ cổ kính, gom thâu quá khứ, vị lai, địa tầng, địa chất, cõi này, cõi khác trong khoảng khắc một cái nhìn. Đọc đáo. Cô đơn. Nhưng chính sự cô đơn đó là ánh sáng nội tâm soi trong địa đạo Lê Bá Đảng.”

  Một mặt đất bát ngát với hồ xanh hoặc đỏ màu hổ phách và những dáng người là cách Lê Bá Đảng quốc tế hóa không gian văn hóa Đất- nước và con người Việt.

    Theo bà Lê Cẩm Tế giám đốc Trung tâm Lê Bá Đảng tại Huế xác nhận, đây là lần hiến tặng thứ 5 kể từ khi trung tâm đi vào hoạt động tháng 6 năm 2006, và hiện nay trung tâm đang lưu trữ, trưng bày là 329 tác phẩm và nhiều tư liệu quý của họa sĩ Lê Bá Đảng. Đặc biệt, trong triễn lãm này, trung tâm còn giới thiệu một tư liệu quan trọng đánh dấu thái độ, bản lĩnh, trách nhiệm công dân của họa sĩ về chiến tranh Việt Nam. Catolog “ Một ngày của giới tri thức vì Việt Nam”. Mặt trước catalog in tám bức tranh của các họa sĩ quốc tế sáng tác về chiên tranh tại Việt Nam, mặt sau là lời kêu gọi của tất cả các giới tri thức quốc tế chống chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, có đoạn kết ”Những chữ ký dưới đây trong văn kiện này được xem như là hạnh động chung của tập thể tri thức tập hợp lại. Để thống nhất tiếng nói của họ và những tiếng nói khác đã cất lên trên toàn thế giới, đặc biệt tại Mỹ, vì chính nghĩa. Chúng tôi đề nghị giới văn nghệ sĩ, bác học, chuyên viên, kỹ sư, bác sĩ, giáo chức và cùng tất cả giới tri thức hãy tập hợp lời kêu gọi này và hướng hành động của mình về Một ngày của giới tri thức vì Việt Nam sẽ được diễn ra tại Paris”. Ngày đó là ngày 23/5/1968. Lời kêu gọi đã nhận được nhiều chữ ký của các nghệ sĩ lớn, bên cạnh chữ ký của Lê Bá Đảng dễ dàng nhận ra bút tích của họa sĩ Picasso, nhà triết học Pháp Vladimir  Jankélévitch, vợ chồng nhà thơ Aragon-Elsa Triolet, nhà văn Pháp Simone de Beauvoir, nhà văn Hungary Arthur Koestler.... 

Võ  Xuân Huy

(Theo Báo Doanh Nhân Sài Gòn cuối tuần 23/07/2011)



Liên hệ trực tuyến
 
  Tìm kiếm:
Thuộc nhóm:




















@ Copyright by Le Ba Dang - Lê Hồng Phương 2005
Email: lebadang1@aol.com
lhphuongqt@gmail.com