TRANG CHỦ LÊ BÁ ĐẢNG VIẾT TIN TỨC LIÊN HỆ    
 
Lê Bá Đảng
Gia đình Lê Bá Đảng
Ý tưởng
Xưởng vẽ Lê Bá Đảng
Viết về Lê Bá Đảng
Cảm tranh đề thơ
Những cuốn sách (Books)
Video
Triển lãm
 
  
  
  
  
  
  
  
Số Người Truy Cập:729662
  TIN TỨC
Tranh sơn mài Huế và gốm Lê Bá Đảng mở màn (08/46/09)
  
Tháng 3 vừa qua, người nghệ sĩ tuổi gần 90 này đã trở về Huế trong năm tuần để sáng tác 15 tác phẩm gốm cho Festival nghề truyền thống 2009, sau đó ông đem nung tại lò gốm Phước Tích, một làng gốm cổ tại xã Phong Hòa – Phong Điền. Tuy tuổi đã cao, nhưng những tác phẩm gốm của ông sáng tác vẫn rất dồi dào sự trẻ trung, thống nhất với phong cách của ông cũng như khai thác được vẻ phồn thực gợi cảm của gốm đất nung gan gà Phước Tích.
Mặc dù thời gian chính thức của Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 3 (2009) với chủ đề Nghề truyền thống, bản sắc và phát triển với việc tôn vinh ba nghề chủ đạo là gốm sứ, sơn mài, pháp lam sẽ diễn ra từ 12 đến 14-6, nhưng ngày 10-6, đã diễn ra một số hoạt động mở màn cho Festival. Triển lãm Tranh sơn mài của các họa sĩ Huế và Gốm Lê Bá Đảng (khai mạc 9 giờ  sáng tại 15 Lê Lợi –Huế) là hoạt động nghệ thuật đầu tiên của Festival 2009.  

Có lẽ, triển lãm 42 tác phẩm sơn mài của 27 họa sĩ Huế lần này chưa phải là cuộc ra quân “tổng lực” của những nghệ sĩ làm sơn mài xứ Huế, như trong lời giới thiệu của Đặng Mậu Tựu đã nói. Đó chỉ là sự góp mặt rộn ràng không muốn giống ai trong bữa tiệc nghệ thuật đông đảo năm nay.

Có một chút gì đó báo hiệu sự thay đổi tươi tắn khác với bản chất nghiêm ngắn của nghệ thuật Huế và sự nghiêm ngặt của sơn mài là loạt tranh sơn mài nude ba bức mang tên Mặt trái, Khoảng trốngKhoảng thời gian của họa sĩ trẻ Nguyễn Văn Hè. Nó mang tâm trạng đa chiều của lớp trẻ với cách thể hiện vững vàng về tay nghề sơn mài. Họa sĩ Trương Bé, cựu hiệu trưởng trường Nghệ thuật Huế góp mặt với các tác phẩm với phong cách mầu rực rỡ quen thuộc có tên là Mạch nguồn sống. Họa sĩ Lê Quốc Hoàn với hai tác phẩm sơn mài mang nhiều tính biểu hiện là Nắng Tây NguyênMưa Tây Nguyên. Họa sĩ Võ Việt Dũng thì góp mặt bằng một tác phẩm hết sức ngộ nghĩnh mô tả hình ảnh ra đời của con người có tên Sinh tồn. Họa sĩ Nguyễn Thiện Đức thì dùng những hình như ký hiệu học và lập thể để vẽ nên bộ tranh Tam Đa. Tuy chỉ là một phần nhỏ trong các sáng tác bằng chất liệu sơn mài và sơn Nhật của các họa sĩ ở đây, nhưng thế đã đủ gợi ra được những gì rất riêng của tâm hồn Huế, đó là việc yêu sự thơ mộng đan xen với những triết lý vân vi về đời sống vốn bình lặng, trái ngược hẳn với cái nắng tháng sáu đang đổ lửa lên đất trời ở đây…

Từ Festival Huế năm 2006, họa sĩ Việt kiều nổi tiếng tại Pháp Lê Bá Đảng đã quyết định trở về Việt Nam để xây dựng một bảo tàng nghệ thuật cá nhân. Ông sinh năm 1921 tại Triệu Phong – Quảng Trị, hồi trẻ lưu lạc sang Pháp, học nghệ thuật tại Toulouse và trở thành một họa sĩ người Việt thành công tại châu Âu. Thành phố Huế đã dành hẳn tòa nhà số 15 Lê Lợi làm Không gian trưng bày nghệ thuật Lê Bá Đảng.

Tháng 3 vừa qua, người nghệ sĩ tuổi gần 90 này đã trở về Huế trong năm tuần để sáng tác 15 tác phẩm gốm cho Festival nghề truyền thống 2009, sau đó ông đem nung tại lò gốm Phước Tích, một làng gốm cổ tại xã Phong Hòa – Phong Điền. Tuy tuổi đã cao, nhưng những tác phẩm gốm của ông sáng tác vẫn rất dồi dào sự trẻ trung, thống nhất với phong cách của ông cũng như khai thác được vẻ phồn thực gợi cảm của gốm đất nung gan gà Phước Tích.

Việc kết hợp của tranh sơn mài Huế và gốm Phước Tích của Lê Bá Đảng là một sự hòa hợp duyên dáng của hai chất liệu có tính chất truyền thống của nghệ thuật và mỹ thuật ứng dụng cổ Việt Nam. Triển lãm mở màn này làm nổi bật được đúng tinh thần Huế và chủ đề của Festival năm nay, báo hiệu sẽ có thêm một Festival nghề truyền thống với đầy thành công đáng chờ đợi.

 
* Hai tác phẩm gốm của Lê Bá Bảng:


Liên hệ trực tuyến
 
  Tìm kiếm:
Thuộc nhóm:




















@ Copyright by Le Ba Dang - Lê Hồng Phương 2005
Email: lebadang1@aol.com
lhphuongqt@gmail.com