TRANG CHỦ LÊ BÁ ĐẢNG VIẾT TIN TỨC LIÊN HỆ    
 
Lê Bá Đảng
Gia đình Lê Bá Đảng
Ý tưởng
Xưởng vẽ Lê Bá Đảng
Viết về Lê Bá Đảng
Cảm tranh đề thơ
Những cuốn sách (Books)
Video
Triển lãm
 
  
  
  
  
  
  
  
Số Người Truy Cập:729675
  TIN TỨC
LÊ BÁ ĐẢNG- CÕI TÂM LINH VIỆT (12/14/10)
  
Trong các tên tuổi nghệ thuật lớn của thế giới thế kỷ XX có những người Việt Nam nổi tiếng như Điềm Phùng Thị, Nguyễn Thiện Đạo, Lê Bá Đảng.v.v..Họa sĩ Lê Bá Đảng sinh năm 1921 tại Làng Bích La Đông, Quảng Trị. Say mê hội họa tại nhỏ. 20 tuổi sang Pháp và năm 1950 đã có cuộc triễn lãm tranh đầu tiên tại Pháp. Năm 1989 , ông được Viện Quốc tế Sain Louis ( Mỹ) tặng danh hiệu " Nghệ sĩ có tài năng lớn và tư tưởng nhân đạo" ; năm 1992 được Trung tâm tiểu sử Quốc tế ,Trường Đại học Cambridge ( Anh) bầu là một trong 10 " người nổi tiếng trên thế giới trong năm 1992- 1993" ; năm 1994, nước Pháp tặng ông "Huân chương nghệ thuật văn học Pháp" ; ông đã được bầu là công nhân danh dự của nhiều thành phố trên thế giới.v.v..

Trong các tên tuổi nghệ thuật lớn của thế giới thế kỷ XX có những người Việt Nam nổi tiếng như Điềm Phùng Thị, Nguyễn Thiện Đạo, Lê Bá Đảng.v.v..Họa sĩ Lê Bá Đảng sinh năm 1921 tại Làng Bích La Đông, Quảng Trị. Say mê hội họa từ nhỏ. 20 tuổi sang Pháp và năm 1950 đã có cuộc triễn lãm tranh đầu tiên tại Pháp. Năm 1989 , ông được Viện Quốc tế Sain Louis ( Mỹ) tặng danh hiệu " Nghệ sĩ có tài năng lớn và tư tưởng nhân đạo" ; năm 1992 được Trung tâm tiểu sử Quốc tế ,Trường Đại học Cambridge ( Anh) bầu là một trong 10 " người nổi tiếng trên thế giới trong năm 1992- 1993" ; năm 1994, nước Pháp tặng ông "Huân chương nghệ thuật văn học Pháp" ; ông đã được bầu là công nhân danh dự của nhiều thành phố trên thế giới.v.v..

Nghệ thuật Lê Bá Đảng và sự nổi tiếng của ông mọi người đã được nghe qua sách báo, truyền hình. May mắn thay , trong các dịp Festival Huế- 2002, 2004, 2006, 2008 vừa qua, hàng chục nghìn người Huế và khách du lịch trong nước, quốc tế lần đầu tiên được đến với phòng triễn lãm Lê Bá Đảng đầy cảm kích và ấn tượng ngay bên bờ sông Hương thơ mộng. Năm nay vào tuổi 85 , tóc bạc trắng, nhưng ông vẫn nhanh nhẹn , khoẻ mạnh lắm. Nhà văn Tô Nhuận Vỹ kể, có lần ông đi nghỉ với ông già 82 Lê Bá Đảng ở Lăng Cô, buổi sáng ông già bơi như cá kình ngoài biển. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã mời được nghệ thuật Điềm Phùng Thị , nghệ thuật Lê Bá Đảng về với Huế .Tỉnh đã dành ngôi nhà xinh đẹp kiến trúc kiểu Pháp tọa lạc ngay bên bờ Sông Hương thơ mộng, trên con đường Lê Lợi đẹp nhất , dành để làm Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng khai trương từ 2006. Đây là một địa chỉ văn hóa mới, rất hấp dẫn của Huế . Ngày khai trương đó, họa sĩ đã xúc động bày tỏ :" Tôi sinh ra từ chốn đồng quê nghèo nàn, thất học. Năm 1939, khi 18 tuổi, tôi làm liều bỏ cha mẹ, gia đình, làng nước ra đi. Hôm nay tôi mang về Huế nhiều tác phẩm của nhiều đoạn đường sáng tác thân biếu Huế. Riêng tôi, thêm vào cái mỹ cảm của tôi mang thêm về với bà con cái mỹ cảm và cả tài- tình...Có tài phải có tình. Có tình mới có cảm...". Đó là những năm ông bị bắt đi lính thợ sang Pháp, sống nghèo khổ đến mức không có tiền mua thuốc chữa bệnh cho đứa con đầu lòng trong một mùa đông lạnh giá trời Tây. Sau này nhờ bán tranh vợ chồng ông giàu có.

Năm 1992, Lê Bá Đảng về làng tổ chức triển lãm tranh cho bà con nông dân xem. Cả làng Bích La (Quảng Trị) ba ngày không gia đình nào đỏ lửa để đến ăn cơm do vợ chồng "người con quê hương" Lê Bá Đảng mời, rồi xem tranh của ông bày ở đình làng, tranh treo trên hàng rào, móc ở cành cây. Rồi ông bỏ tiền ra xây trường học, trạm xá, đường làng. Nhà văn Tô Nhuận Vỹ kể rằng, ông xây dựng một ngôi nhà nhỏ nhưng đầy đủ tiện nghi ngay trên mảnh đất xưa của cha mẹ ông để dùng làm nơi làm ra các mẫu sản phẩm nghệ thuật. Ông vun lại gốc trầu già mà ngày xưa vẫn hái cho mẹ ăn trầu. Ông lúc nào mở miệng ra là "tôi là thằng nhà quê"... Nghệ thuật Lê Bá Đảng gồm nhiều loại hình đa dạng như tranh, điêu khắc gỗ, gốm , và các " không gian Lê Bá Đảng" tạo tạo dựng thành những hang động , hay các tác phẩm nửa tranh nửa điêu khắc được tạo nên bằng những chất liệu hiện đại do ông tự tạo nên . Tuy nhiên tất cả các tác phẩm nghệ thuật Lê Bá Đảng đều có một nét chung là vừa siêu thực vừa hiện thực, đó là minh triết của Phương Đông và hiện đại của Phương Tây, đó là Tâm linh Việt trong cõi Vũ trụ- Con người- Thế giới . Tác phẩm điêu khắc "Hạt gạo Trường Sơn" ( 1996) bằng gốm màu đất đỏ phù sa châu thổ ấy chính là hình ảnh "hạt gạo làng ta" nguồn cội, nghìn đời hai sương một nắng . Đó là hạt gạo Việt Nam nhỏ bé nhưng mang trên thân mình nó bao nhiêu hình ảnh và ký tự về lịch sử con người khốn khổ Việt Nam để được sống, để được Làm Người. Đứng bên những " Hạt gạo Trường Sơn" trong phòng triễn lãm Lê Bá Đảng , ta vừa cảm nhận được sự ấm áp và yên lành, lại vừa mung lung buồn nhớ về cõi xa xăm ông bà tiên tổ . Họa sĩ tiết lộ, ông còn có những hạt gạo cao lớn như con trâu , cái nhà, con thuyền, hòn núi Vọng Phu...nhưng lớn quá, không đưa vào triễn lãm được. Đầu tháng 10-2009, một hạt gạo như thế, nhưng rất lớn đã được tạo hình tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng. Trên thân thể hạt gạo mang ký tự của vũ trụ, của trầm tích lịch sử đất nước. Hàng chục người có thể vào đứng trú mưa trong hạt gạo đó . Đó là những ý tưởng kết hợp nghệ thuật điêu khắc với kiến trúc , kết hợp nghệ thuật với " kinh doanh văn hóa" vô cùng trí tuệ và độc đáo . Trong không gian Lê Bá Đảng thường xuất hiện hình ảnh BÀN CHÂN con người . Theo nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường thì ở Baux ( Pháp), Họa sĩ Lê Bá Đảng có tác phẩm vừa điêu khắc vừa kiến trúc gọi là thạch động được tạo dựng từ một hang động trong lòng núi. Đó là Giáo Đường Hình Ảnh ( chữ HPNT) thu hút khách du lịch với hàng trăm, hàng nghìn những hình ảnh con người trong cõi nhân gian khốn khó. Nổi bật trên vách động là hình ảnh Bàn Chân trần mà con người đã hình trình từ không đến có, từ có đến không, từ hiện hữu đến hư vô thăm thẳm. Trong triễn lãm Lê Bá Đảng ở Festival Huế, cũng có bức tranh khổ rộng 10 mét vuông Đi tìm bước chân Giao Chỉ" ( 1983), đó là cuộc hành trình không mệt mỏi của dân tộc , cuộc hành trình đầy máu, nước mắt , hành trình của những dấu chân bấm vào bùn đất, sỏi đá để đi tìm sự sống, để đi tìm lại chính mình trong cộng đồng thế giới . Xem tranh mà ứa nước mắt. Lại còn có thêm bức tượng gỗ với cái tên Bàn chân Giao Chỉ . Vâng, đúng là bàn chân Giao Chỉ - Nguồn- Cội -Tâm -Linh - Việt với dáng các ngón chõe ra, ngón cái to bè , chai sần, rỗ hà, mòn vẹt vì bùn lầy, nước đọng- Bàn chân đã làm nên lịch sử. Một loạt bức tranh siêu thực hoành tráng như Đất nước ( 1976), Phong cảnh bất khuất ( 1973), Hậu quả chiến tranh ( 1965) ...đều là cuộc tìm về cội nguồn dân tộc, tìm về chốn thẳm sâu của lịch sử và thân phận con người để lý giải sức trường tồn của nòi giống Việt . Những anh hùng vĩ đại của dân tộc có tên như Hồ Chí Minh, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ.v.v.. trong tranh " Đất nước" hay hai mươi mấy gương mặt vô danh đau đớn trong bức " Hậu quả chiến tranh" , cũng đều là những ngưòi làm nên Đất nước và Tâm Linh Việt Nam.Quả thực, không có gì làm ta phải bần thần suy tư trăn trở và thấm thía đến vậy !

Năm nay họa sĩ Lê Bá Đảng đã 89 tuổi mụ, nhưng ông vẫn không ngừng sáng tác. Tháng 6 -2009 vừa qua, trong cuộc Hội ngộ nghìn năm Gốm Việt tại Huế , 15 sản phẩm gốm nghệ thuật của Lê Bá Đảng trưng bày ở Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng là một đóng góp lớn cho cuộc Hội ngộ gốm thêm nét hiện đại. Tác phẩm gốm vẫn là dáng nét điêu khắc của không gian Lê Bá Đảng thể hiện Tâm linh Việt trong cõi vô biên . Đó là những mảnh vỡ, những hình hài mới khai sinh có hoa văn nổi là những không gian khai sinh vũ trụ. Khi nghe tin có Hội ngộ Gốm ở Huế, ông vẫn cặm cụi sáng tác , rồi tận về lò gốm Phước Tích cách Huế 40 cây số để thể hiện và nung ở đó. Mới đây lại có thêm Hạt gạo to lớn dựng ở góc vườn Trung Tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng như đã nói ở trên. Ám ảnh nhất của nghệ thuật Lê Bá Đảng là hàng chục tác phẩm nửa hội họa nửa điêu khắc với cái tên chung " Không gian Lê Bá Đảng" . Từ năm 1982, họa sĩ Lê Bá Đảng đã phát hiện ra một cách nhìn mới đối với thế giới với chất liệu, hình thức thể hiện của riêng ông . Đó là cách nhìn từ trên không như loài chim bay lượn ( LBĐ) , cách nhìn của một con hải âu bay qua những không gian vô tận, hòa nhập vào tâm thức của một người cưỡi gió đi khám phá vũ trụ ( chữ của HPNT). Cách nhìn của Phương Đông , của người Việt theo cách một tối một sáng, một tĩnh một động, nghe được cả tiếng thầm thì của Âm và Dương, của Hư Vô xa thẳm , của bào thai sự sống từ thuở khai sinh. Không gian một cõi trên mây nước từ buổi khai sinh khởi thủy đất trời đó là Không gian Lê Bá Đảng . Không gian đó có khi có tên gọi là Mây nước ( 1985) . Từ mây nước trở nên đất nước và từ đất nước trở thành con người từ con người trở thành mây nước (LBĐ) là luật sinh thành của vũ trụ, của nghệ thuật. Không gian đó không có đầu, không có cuối, không có trên, không có dưới, không có trước, không có sau , mênh mông, vô tận . Đó là làng quê thân thương , núi, sông, biển, trời, hồ nước, nhà cửa nơi mình sinh ra, những hình người thân thuộc v.v.. như đi trên máy bay nhìn thấy. Nhưng đó cũng là những mặt người gấp nếp, những hồn người sương phủ mây che, những vầng trán đấy ngang dọc suy tư, những con mắt nhìn đời đau đáu , đó là cõi người bí ẩn , huyền hoặc rêu phong hang động , tươi tắn nét cười, ánh mắt trong xanh. Có lúc ta lại thấy những Không gian Lê Bá Đảng ấy giống như những giọt sự sống đầu tiên , hay một tế bào sinh thể vũ trụ , mà từ đó sự sống sinh thành. Trong không gian Lê Bá Đảng, bao giờ tôi cũng thấy thấp thoáng một mặt người. Mặt người đó là ai? Tôi chưa có dịp hỏi ông, nhưng nhiều người cho rằng đó là gương mặt của người cha thân yêu của ông đã mất ở quê nhà khi ông còn nhỏ, đó là gương mặt của đứa con trai thân yêu nhất của vợ chồng ông đã mất từ thuở hàn vi; có người khẳng định đó là CHÂN DUNG PHẬT ! Tất cả đều đúng, vì nghệ thuật không ẩn chứa tâm linh thì khó mà chinh phục người xem ! Một điều đáng lưu ý là nghệ thuật Lê Bá Đảng là cái đang hòa nhập và trở thành chính nội dung cuộc sống đương đại. Như Thạch động ở Pháp là nơi khách du lịch đến thăm quan, chiêm ngưỡng rất đông. Và chính họ đã trở thành " nhân vật" của tác phẩm. Hay ông biến Bàn chân Giao Chỉ thành những tượng dân gian để bàn rất hóm hỉnh và dân giã, để bán cho du khách đến thăm nghệ thuật Lê Bá Đảng. Ông thường tâm sự như một tuyên ngôn, như một lời khuyên chí tình đối với các đồng nghiệp trong nước : Chúng ta sẽ làm ăn với lòng kiêu hãnh, để những kẻ xa lạ tới đây không thể nghĩ rằng chỉ có người họ giàu có, nhiều tiền của, máy móc nghệ thuật thì mới tạo ra nghệ thuật hiện đại . Đó chính là tuyên ngôn của sức mạnh nghệ thuật khởi thuỷ từ cõi Tâm Linh Việt.



Liên hệ trực tuyến
 
  Tìm kiếm:
Thuộc nhóm:




















@ Copyright by Le Ba Dang - Lê Hồng Phương 2005
Email: lebadang1@aol.com
lhphuongqt@gmail.com