TRANG CHỦ LÊ BÁ ĐẢNG VIẾT TIN TỨC LIÊN HỆ    
 
Lê Bá Đảng
Gia đình Lê Bá Đảng
Ý tưởng
Xưởng vẽ Lê Bá Đảng
Viết về Lê Bá Đảng
Cảm tranh đề thơ
Những cuốn sách (Books)
Video
Triển lãm
 
  
  
  
  
  
  
  
Số Người Truy Cập:761149
  TIN TỨC
Quê nhà trong ý niệm của họa sĩ Lê Bá Đảng (27/37/13)
  
Kể từ ngày cất bước xa quê hương xứ sở cho đến lúc trở thành một họa sĩ trứ danh được giới chơi tranh các nước gọi là “Bậc thầy của hai thế giới (Đông - Tây)”, lúc nào họa sĩ Lê Bá Đảng cũng chập chờn giấc mơ về một tuổi thơ, về một quê hương đã trở thành siêu linh trong tâm thức ông do sự xa cách biền biệt và nỗi cô đơn đất khách.

Kể từ ngày cất bước xa quê hương xứ sở cho đến lúc trở thành một họa sĩ trứ danh được giới chơi tranh các nước gọi là “Bậc thầy của hai thế giới (Đông - Tây)”, lúc nào họa sĩ Lê Bá Đảng cũng chập chờn giấc mơ về một tuổi thơ, về một quê hương đã trở thành siêu linh trong tâm thức ông do sự xa cách biền biệt và nỗi cô đơn đất khách. Một miền quê đã từng rợp bóng cổ tích và huyền thoại tỏa xuống tuổi thơ bao lớp người đi qua, trong đó có họa sĩ Lê Bá Đảng, để đến lúc xa xứ đằng đẵng và heo hút ông vẫn nhớ về miền quê ấy – cái làng Bích La Đông (Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị) “có rú Cửa Rào, có mộ Chàm cao lớn, có đất nổi, có cây đa cao xanh, có rắn thần dài năm thước, có người bạn dưới mấy bụi tre đánh nhau với cá vược”. Tình yêu quê hương trong lòng Lê Bá Đảng da diết, sâu đậm là thế, nên hơn nửa cuộc đời mang bao day dứt về quê hương, có một điều luôn in sâu trong tâm niệm của ông là: làm một cái gì đó cho quê nghèo của mình. Thế là ngôi đình làng Bích La cùng hơn chục ngôi miếu đã được khôi phục lại chính trên nền móng khuôn viên cũ của nó với số tiền đóng góp của ông là 24 triệu 200 nghìn đồng. Đồng thời họa sĩ Lê Bá Đảng đã dành riêng 21 triệu đồng cho việc xây cất lại ngôi trường làng hiện hữu như trong trí nhớ của ông về nó năm nào. Đình và miếu làng là những công trình đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mang bản sắc truyền thống, trường làng là một trung tâm văn hóa. Với ý niệm đó, họa sĩ Lê Bá Đảng đem cả tấm lòng “xây dựng lại những nét văn hóa bản săc, văn hóa của quê nhà” như ông gửi gắm tâm sự. Ấy thế nhưng giấc mộng về quê nhà của ông đâu đã ngủ yên thỏa mãn. Lo cho người đã khuất, cho thế hệ mai sau và ông còn muốn làm một việc gì đó cho hiện tại.

Không thể không xúc động khi đọc những dòng thư ông gửi về quê hương: “Quê ta đẹp nhưng nghèo khó quá, chỉ có một nghề làm ruộng, mà ruộng thì ít, người thì đông, khí hậu khi mưa khi nắng. Ông trời đâu có chiều lòng người... Bây giờ phải nghĩ cách làm ăn gì thêm ngoài nghề ruộng cho con cháu sau này được thư thới hơn. Sau đây là ý nghĩ của cháu, cháu sẽ cố gắng giúp đỡ thêm nếu được”. Tha thiết với quê hương là thế nhưng họa sĩ Lê Bá Đảng còn nhiều băn khoăn ký thác qua điệp từ “Nếu” trong bao nhiêu bức thư gửi về quê nhà: “Nếu tất cả, nếu được ...”. Nỗi băn khăn thường trực ấy đã dồn ông vào cái thế tự vấn: “... Về phần cháu không phải giàu có chi, nhưng làm ra ăn dành dụm được là giúp gia đình làng nước chứ không phải như người ta nghĩ cháu có vứt tiền đi không hết”. Còn nghi ngờ gì nữa ở họa sĩ Lê Bá Đảng ngoài tấm lòng của ông với quê nhà “lo cho con cháu, cho vẻ vang làng quê” cho cái làng Hoa La (tên cũ của Bích La) được rỡ ràng như danh xưng vốn có của nó: “Chúng ta sẽ dựa vào chữ HOA để làm cho HOA tươi mãi mãi”. Không phải là một lý thuyết viễn vông khi họa sĩ Lê Bá Đảng đã đề ra tỉ mỉ, căn kẽ những công việc để xây dựng lại làng xóm từ trồng dừa, xây giếng, cất trường học đến cái dự án biến quê hương thành làng Hoa, thành một không gian hòa hợp “Nhà + Vườn + Thờ + Ở  + Cây cối + Nước + Mỹ thuật + Vườn hoa” theo một cái nhìn rất Việt Nam và rất mới. Trong dự án ấy ông xác định cho thủ công mỹ nghệ một vị trí trang trọng, thành thử ông đã tưng tính đến việc “Rước thầy, rước thợ giỏi về dạy nghề làm mỹ nghệ ”.

Có điều, không hiểu sao cái dự án của họa sĩ Lê Bá Đảng đến nay vẫn hãy còn chưa loại trừ được điệp từ “Nếu” giả định mà ông đã tiên liệu, hãy còn chưa biến thành hiện thực. Dĩ nhiên rằng mọi cái không phải phát xuất từ từ “Nếu”, dĩ nhiên rằng dự án là kết quả hoài thai từ tình cảm đau đáu của ông dành cho quê nhà, mà những gì thuộc về tình cảm thì không ai có thể “đành lòng vậy, cầm lòng vậy”. Ta luôn bắt gặp điều quả nhiên này trong văn mạch ông Đảng dạt dào chảy tìm về dấu ấn quê nhà: “Có thể có trong cõi ấy, yên bình của những chốn vĩnh hằng trên ngưỡng cửa đêm, dáng quen của những nhân vật thân thương đi về, giọng nói, bước chân của những người ta yêu và yêu ta, những vuốt ve của gió trong khóm lau nhưng khắp cõi ấy phập phồng cái ánh sáng không thể quên” (Bên kia nghệ thuật đồ họa – Lê Bá Đảng)./.

                                          Nguyễn Hùng

                              (Báo Quảng Trị Xuân 1993)

 



Liên hệ trực tuyến
 
  Tìm kiếm:
Thuộc nhóm:




















@ Copyright by Le Ba Dang - Lê Hồng Phương 2005
Email: lebadang1@aol.com
lhphuongqt@gmail.com