TRANG CHỦ LÊ BÁ ĐẢNG VIẾT TIN TỨC LIÊN HỆ    
 
Lê Bá Đảng
Gia đình Lê Bá Đảng
Ý tưởng
Xưởng vẽ Lê Bá Đảng
Viết về Lê Bá Đảng
Cảm tranh đề thơ
Những cuốn sách (Books)
Video
Triển lãm
 
  
  
  
  
  
  
  
Số Người Truy Cập:761044
  GIỚI THIỆU
CHUYỆN TÀO LAO (08/16/09)
  
"Mãi mãi trong mắt tôi" là những hồi ức không phai mờ về kỷ niệm tuổi thơ của họa sĩ Lê Bá Đảng. Tập sách gồm các bài:
- Mãi mãi trong mắt tôi
- Nhất quỷ nhì ma, thứ ba thằng Cháu
- Có gan ra đây đánh Phật nữa đi
- Tiếng hát trữ tình
- Ma ma ma, mả ma ma

 

MÃI MÃI TRONG MẮT TÔI

Tháng 2 năm 1976. Nghĩa là sau 36 năm xa cách quê hương, tôi được phép về thăm quê.Quê tôi làng Bích La Đông tỉnh Quảng Trị,nghèo nàn, đồng khô cỏ cháy.Gia đình tan nát, nhà cửa đã thành trovà gió mưa đã lùa tro đi đâu mất, cũng như nhà cửa của bà con làng xóm. Cậu tôi bị giết oan, mạ tôi buồn rầu, thiếu thốn cũng đã từ trần lâu lắm rồi. Ba em tôi hi sinh, còn lại bỏ đi kiếm cách làm ăn ở nơi khác. Cảnh vật thê thảm gay mà quên được.

Hôm ấy trời mưa tầm tã, bùn lầy và lạnh buốt. Tôi đi lui sau đồng thăm mộ và thắp nhang. Ở đằng xa, trên mấy ngôi mộ thấp thoáng có bóng một cặp ông bà già, áo nâu nón lá, tơi che mưa. Bà bưng cái rổ bên hông, ông cầm cái xẻng trong tay, cúi lên, cúi xuống, đào bới, nhặt lượm gì trên cỏ.Hai ông bà xấn xít cùng nhau như cặp tình nhân, im lặng trên cánh đồng thê thảm mà ông trời đang ứa nước mắt.

Đột ngột ông bà đứng dậy nhìn tôi đằng xa. Hình dạng của ông bà giống hệt cậu mạ tôi, như đúc.Lật đật tôi chạy tới gặp ông bà, nhưng lúc ông bà thấy tôi tìm đến thì ông bà lại biến đi đâu mất.Giữa cánh đồng lầy lội, mưa gió liên miên, tôi không thể nào gặp ông bà được và không thấy ông bà đâu nữa.

Về sau hỏi lại bà con, thì người ta doán có lẽ đấy là cặp ông bà già nào đó đi bới cỏ để ăn, vì độ này bà con làng xóm, ai nấy đều nghèo đói, thiếu thốn đủ mọi mặt.

Đau xót, không gặp lại cậu mạ tôi được, nhưng hình ảnh ấy vẫn mãi mãi trong mắt tôi.

NHẤT QUỶ NHÌ MA THỨ BA THẰNG CHÁU

Hồi ấy tôi còn nhỏ, chừng 13,14 tuổi gì đó thôi, nhưng phá phách và nghịch thì như người lớn.Hễ trong làng trong xóm có chuyện gì không hay là mọi người lại đổ hô cho bọn chúng tôi và nhất là thằng Cháu ( hồi ấy tôi tên là Cháu). Ở quê tôi mỗi con đường làng gọi là kiệt. Kiệt ông Bộ, kiệt chú Hài, kiệt chú Đại…

Mạ chú Mạnh có quán bán hàng xén đầu kiệt chú Mạnh. Nghe đâu chú Mạnh lái xe hơi đưa khách hàng từ Đông Hà lên Savanakhet bên Lào. Và người ta nói ??? là chú ấy còn đi làm cách mạng với chú Duẩn nữa. Nhưng sau này cach mạng thành công, chú Lê Duẩn làm bí thư Đảng cộng sản mà chú Mạnh thì không có tin tức chi. Năm 1976 về thăm quê, tôi hỏi mãi mà không ai biết, và hình như gia đình chú Mạnh không còn ai sống sót.

Tôi còn nhớ mãi, mỗi lượt chú về thăm mụ Mạnh là một cuộc giải trí của bọn trẻ con chúng tôi. Chú hay nói chuyện với chúng tôi, nhưng không nhớ chú có nói chuyện cách mạng không? Lúc nào về làng chú cũng bận bộ áo quần tây ???, chúng tôi cứ chạy theo chú để ngắm cái quần tây và đôi giày Ba-ta của chú. Thật như cả ông Tây.

Một hôm chú về, trời nóng như lửa đốt, chú treo võng giữa hai cây mít sau quán của mụ. Chú cởi quần dài ra, xếp lại đặt ở đầu cái võng, chú ngủ trưa trong cái võng đu đưa, kẽo cà kẽo kẹt. Chúng tôi núp sau bụi tre ngà, lúc cái võng không đu đưa nữa là chú ngủ ngon rồi. Bọn chúng tôi chạy vào quán bày trò mua kẹo, chọc con chó, chó sợ bỏ chạy ra sau nương, tôi chạy theo và mắc lưỡi câu vào quần chú Mạnh. Xong rồi chúng tôi bỏ ra đi, mụ Mạnh hết khách, đóng cửa quán rồi xuống bếp. Ở ngoài chúng tôi kéo sợi dây có lưỡi câu, cái quần chú Mạnh như cá mắc phải lưỡi câu, lò mò ra đến chúng tôi. Chúng tôi trân trọng mang quần về, mân mê, sờ mó cho đã rồi ăn cắp mẫu. Nhưng không đứa nào nghĩ đến chuyện làm sao mà trả lại quần cho chú Mạnh. Kéo ra thì dễ mà trả lại thì làm sao đây? Lúc chú Mạnh ngủ dậy ăn cơm xong phải lên Đông Hà, thì không tìm thấy quần đâu cả. Trong nhà, ở quán, ngoài vườn…, quần biến đi đâu mất. Mụ Mạnh đinh ninh là mụ ngồi đó không có ai ra vào, chỉ có mấy đứa trẻ con vào mua kẹo, chúng ra về tay không mà trẻ con lấy quần người lớn để làm chi? Một giờ sau là cả xóm, cả làng biết chuyện chú Mạnh mất quần.Mà không quần thì làm sao có thể đi làm được? Mụ Mạnh chửi rủa om sòm, chú Mạnh như điên chạy vào chạy ra, mặt đỏ như say, bù đầu bù tai, hình như chú khóc nữa. Ở đằng za chúng tôi thấy chú thật tội nghiệp mà chẳng biết phải làm sao. Vừa ân hận, vừa thương chú quá.

Câu chuyện trở nên nghiêm trọng, chỉ cậu tôi đoán ra là chuyện này chỉ có thằng Cháu mới phá phách như vậy. Nhưng ông cũng không hiểu được trẻ con lấy quần người lớn để mần chi (làm gì). Cậu mạ tôi với mấy chú nữa cứ bàn tán mãi mới gọi tôi vào, không la mắng chi, cứ thổ ngon thổ ngọt là nếu cả bọn chúng bây mà tìm ra quần thì sẽ được mụ Mạnh thưởng kẹo nữa đó. Rồi mấy chú còn gọi riêng từng đứa vàođể thổ mà không đứa nào phản bội. Thật bọn trẻ con có tư cách hơn người lớn nhiều.

Một lúc sau tôi loanh quanh ngoài đường lại bắt gặp con chó mụ Mạnh. Nhanh trí tôi liền đưa chó vào nhà xe, cột cái quần tây trên lưng chó, đánh cho nó một trận. Nó sợ quá vừa sủa to vừa chạy về nhà, đưa luôn quần về cho chú Mạnh. Tự nhiên trong quán vui vẻ như ngày hội,cười cười nói nói.

Chú Mạnh ra đi trong xóm ai cũng đoán là chung tôi, nhất là thằng Cháu. Nhưng không ai có chứng cớ chi.Cậu tôi cũng không có chứng cớ chi để mà đánh, lại còn nói nhỏ với mấy chú tôi: “ Cái thằng nớ khôn thiệt”. lúc ấy tôi trốn sau vách, nghe trộm chuyện của mấy ông, thú quá, tôi đi tìm mấy đứa trẻ con mach lại. Đứa nào cũng phục lăn chiêng và coi tôi như thánh.

Cả làng ai cũng cười thầm.

Chuyện đến đây là xong, chú Mạnh có quần đi Đông Hà, chúng tôi không bị đòn lại được khen mới cừ chứ. Đời sống trong làng, trong xóm trở nên yên ổn, trong ấm ngoăi êm, không ai nghĩ đến những chuyện tào lao nớ nữa.

Nhưng vài tuần sau , anh em tôi, mỗi đứa bận một cái quần tây may theo kiểu quần chú Mạnh. Trong làng ngoài xóm ai thấy cũng cười và cậu mạ tôi cũng không la mắng chi.

Khỏi phải noi bọn trẻ con phục như thế nào.Mỗi khi đến trường là bọn chúng bu lại xem, đứa nào ngoan thì cho sờ một chút, cho bỏ tay voà túi quần là mừng muốn chết. Lúc vào học chúng tôi cởi quần ra, xếp lại để bên cạnh chỗ ngồi, không thì sợ hỏng mất.Vì chú Mạnh có nói bận quần tây không được ngồi hay nằm nhăn nhóđi và mất lằn trước lằn sau thì không còn là quần tây nữa. Lúc học chúng tôi để quần bên trái, tay trái giữ lấy quần, tay phải cầm bút viết bài vì cứ sợ bọn trẻ con chúng nó đớp mất. Ai mà tin bọn trẻ con này được, chúng nó đáo để lắm. Bây giờ tôi cũng không nhớ được an hem chúng tôi bỏ quần tây ra ngồi học nhưng có có quần lót ngắn hay không nữa. Không chắc là đã có.

Tháng 3 năm 1996



Liên hệ trực tuyến
 
  Tìm kiếm:
Thuộc nhóm:




















@ Copyright by Le Ba Dang - Lê Hồng Phương 2005
Email: lebadang1@aol.com
lhphuongqt@gmail.com